TẦM QUAN TRỌNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHẤT BÉO

Giới thiệu

  • Chất béo  – một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng chính trong chế độ ăn uống và đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể.
  • Vì lượng calo của chất béo cao gấp đôi so với carbs và protein, chất béo thường bị hiểu nhầm & cắt bỏ khỏi chế độ ăn nhằm cho các mục đích cải thiện cân nặng. Tuy nhiên, chất lượng của chất béo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại chất béo và liều lượng.
  • Khoa học đã chứng minh rằng việc tiêu thụ những loại chất béo thiết yếu là điều quan trọng để tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Ngược lại, nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hoá sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì,tim mạch và ung thư, etc.

Vai trò của chất béo 

  • Vai Trò là nguồn năng lượng chính cho cơ thể

Chất béo là nguồn NL dự trữ của cơ thể – Khi không có sẵn carbohydrate, cơ thể

chuyển sang sử dụng chất béo được lưu trữ trong mô mỡ làm nhiên liệu (1g chất béo = 9kcal > 1g Carb hoặc 1g Protein = 4kcal).

  • Cấu trúc và chức năng màng tế bào

Phospholipid là thành phần chính tạo nên lớp màng để bảo vệ bên trong tế bào.

Các phospholipid này được sắp xếp trong một lớp kép phospholipid, có các đầu

ưa nước hướng ra ngoài và các đuôi axit béo kị nước hướng vào trong >> tạo nên

tính thấm chọn lọc của tế bào.

  • Điều chỉnh nhiệt độ và cách nhiệt

Lớp mỡ cơ thể mỏng dưới da giúp cách nhiệt và duy trì nhiệt độ cơ thể.

Chất béo bên trong bảo vệ và cách nhiệt các cơ quan nội tạng chính.

  • Giúp sản xuất các yếu tố quan trọng cho cơ thể

Cơ thể sử dụng Cholesterol để tạo hormones, acid mật(bile acids), vitamin D và

nhiều chất khác. ~ 30% lượng cholesterol của cơ thể là từ chế độ ăn; ~70% còn lại là do cơ thể sản xuất ra.

  • Vai Trò là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu giúp hấp thụ dưỡng

chất tan trong chất béo

  • Acid béo thiết yếu Omega-3 và Omega-6 là PUFAs là những acid béo cơ thể không tự tổng hợp được, phải nạp từ chế độ ăn.
  • Các vitamin hòa tan trong chất béo, bao gồm vitamin thiết yếu A, D, E và K, sử dụng chất béo để được hấp thụ và lưu trữ trong cơ thể.
  • Chất béo cần thiết để hỗ trợ sự hấp thụ các vitamin này ở ruột non.
  • Cuối cùng, các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong gan hoặc mô mỡ cho đến khi cơ thể cần ➡ việc tiêu thụ đủ lượng chất béo trong chế độ ăn rất quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bloor, W. R. (1942). The biological significance of fats. New York: Reinhold Publishing Corporation.

2.Norgan, N. G. (1997). Body Mass Index and body energy stores in developing countries. European Journal of Clinical Nutrition, 51(Suppl 3), S35-S39.

3.Sanders, T. A. B. (2016). Protective effects of dietary PUFA against chronic disease: evidence from epidemiological studies and clinical trials. Annals of Nutrition and Metabolism, 68(Suppl. 1), 30-40.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *